Chứng chỉ ISO 9001:2015 – Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng

ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2015 – phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001) là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015. Tiêu chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. ISO 9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.

Có lẽ chứng chỉ ISO 9001, đã không còn là một khái niệm xa lạ đối với nhiều người. Đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh lâu dài. Tăng trưởng cạnh tranh trên thương trường khốc liệt. Và đặc biệt là có những sản phẩm thực sự chất lượng. ISO 9001 chính là đánh giá tiêu chuẩn của một sản phẩm.

Lợi ích và mục tiêu chính của tiêu chuẩn iso 9001:2015

Rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, đã nhận thức được tầm quan trọng. Cũng như những lợi ích to lớn khi nhận được chứng chỉ ISO 9001; về hệ thống quản lý chất lượng – Tiêu chuẩn ISO 9001. Những lợi ích đó bao gồm:

  • Tạo được niềm tin và thiện cảm cho khách hàng. Để khách hàng có thể tin vào chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Khi những sản phẩm dịch vụ này được tạo ra bởi hề thống quản lý chặt chẽ, khoa học và hợp lý. Từ đó sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường tương đối khốc liệt.
  • Cắt giảm được tối đa những chi phí vận hành không cần thiết khi xem xét; phân bổ lại nguồn lực cho những quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời thiết lập được mối tương tác, hỗ trợ giữa những quá trình đó. Để có thể mang đến hiệu quả tốt nhất, cao nhất.
  • Xây dựng niềm tin cho khác hàng, đối tác. Ngoài ra còn giúp cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp, nhân viên.
  • Đảm bảo sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp; đạt chuẩn theo yêu cầu của luật pháp cũng như những quy định về an toàn.
  • Giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý; toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp từ tài chính, kho bãi, sản xuất,.…
  • Kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn. Nhờ việc dự báo hoặc điều chỉnh lại mô hình hoạt động của doanh nghiệp
  • Giấy chứng chỉ ISO 9001 tương thích với các hệ thống quản lý khác như; ISO 50001 – Năng lượng và ISO 14001 – Môi trường.

Tổ chức chứng chỉ ISO 9001:2015

Đối tượng nào được cấp chứng chỉ / chứng nhận ISO 9001. Bất kỳ doanh nghiệp hay loại hình lĩnh vực kinh doanh nào đi nữa. Cũng đều có thể được đăng ký xin cấp chứng chỉ tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.

Hiệu lực của chứng chỉ ISO 9001 phiên bản mới nhất trong bao lâu? Những doanh nghiệp, tổ chức được cấp chứng chỉ ISO 9001 đều có hiệu lực trong 3 năm. Sau 3 năm thì phải làm hồ sơ xin cấp lại.

Trong thời gian chứng chỉ có hiệu lực; tổ chức cơ quan chứng nhận sẽ tiến hành giám sát; đánh giá định kỳ hàng năm nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng luôn có hiệu lực. Và được chứng nhận tuân thủ những yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001.

Tính đến thời điểm hiện nay. Áp dụng chứng chỉ ISO 9001 trong nội bộ tổ chức doanh nghiệp chính là công việc; mà bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp hay công ty nào cũng có nhu cầu hướng đến. Chính vì thế, số lượng tổ chức, doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 9001. Để áp dụng tiêu chuẩn iso 9001 cho công việc hoạt động của công ty vẫn tăng lên đều đặn hàng năm.

Quy trình đánh giá chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 9001

Khảo sát đánh giá, xác định ban đầu

+ Khảo sát kỹ lưỡng hệ thống quản lý của tổ chức, doanh nghiệp và thực hiện đánh giá các tiêu chuẩn quốc gia TCVN theo yêu cầu của chứng chỉ ISO 9001.

+ Tham gia đào tạo để tìm hiểu về chất lượng cũng như hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001.

+ Hoàn thiện lại cơ cấu tổ chức của tổ chức, doanh nghiệp.

+ Phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo cũng như bộ phận điều hành ISO 9001.

+ Phân bổ lại nhiệm vụ, chức năng cho các phòng, ban của tổ chức, doanh nghiệp.

+ Quy định quyền hạn và nhiệm vụ tương ứng cho các chức danh công việc, yêu cầu về năng lực thích hợp cho các chức danh đó.

Xây dựng và áp dụng hệ thống tài liệu

+ Thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.

+ Xác định những tài liệu cần xây dựng và văn bản hóa.

+ Thiết lập cấu trúc và xây dựng lại hệ thống tài liệu.

+ Thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.

Xem xét đánh giá hệ thống

+ Tìm hiểu và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho các cán bộ, nhân viên có liên quan.

+ Tiến hành đào tạo đội ngũ đánh giá viên của nội bộ tổ chức, doanh nghiệp.

+ Thực hiện lựa chọn đánh giá viên.

+ Tìm hiểu những cách khắc phục và áp dụng (nếu cần thiết)

+ Xem xét và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng.

+ Thực hiện khắc phục và cải tiến sau khi xem xét.

Quy trình điều kiện nhận chứng nhận ISO 9001

SHARE BÀI VIẾT

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment facebook

Bài viết liên quan

Công bố hợp chuẩn, hợp quy

1. Công bố hợp chuẩn, hợp quy là gì? Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa,