ISO 22000, HACCP đủ điều kiện thay thế cho chứng nhận ATVSTP

Theo Điều 12 tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm:” Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000)” sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chính vì thế, tổ chức cung cấp thực phẩm đã đạt chứng chỉ ISO 22000 và HACCP sẽ không cần phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

1.Tìm hiểu về chứng chỉ HACCP, ISO 22000 & Giấy ATVSTP

   1.1 Chứng chỉ HACCP

Chứng nhận HACCP là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn cho đối tượng tiêu dùng. Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm ở nhiều nước trên thế giới.

   1.2 Chứng chỉ ISO 22000

Chứng chỉ hay chứng nhận ISO 22000 là hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn này được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) với nội dung tập trung vào mảng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chứng nhận giúp tổ chức có thể chứng minh được khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn. ISO 22000:2018 được thiết lập dựa trên ISO 9001 với quản lý an toàn thực phẩm và HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm ở mọi mức độ.

ISO 22000 là một tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế thiết thực, phù hợp với bất cứ doanh nghiệp nào trong toàn bộ chuỗi thực phẩm bao gồm những tổ chức liên quan liên kết như nhà sản xuất trang thiết bị, đóng gói nguyên vật liệu, đại lý vệ sinh, chất phụ gia và thành phần.

  1.3 Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy chứng chỉ An toàn vệ sinh thực phẩm là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ về ăn uống.

Loại giấy này chứng nhận cho một cơ sở nào đó có đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để kinh doanh hay không? Đây là điều kiện cần có để doanh nghiệp, hộ kinh doanh, và cơ sở sản xuất thực phẩm cam kết cung cấp sản phẩm thực phẩm vệ sinh, an toàn đến tay người tiêu dùng.

2. Quy định và thời hạn giấy chứng nhận

Cả giấy chứng nhận ISO 22000 và HACCP đều mang tính tự nguyện đối với các doanh nghiệp. Còn Giấy ATVSTP là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động sản xuất các sản phẩm thực phẩm và/hoặc kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Việt Nam. Thời hạn hiệu lực của cả 3 loại chứng nhận đều là 3 năm kể từ ngày ban hành.

Theo quy định tại nghị định 15/2018/NĐ-CP của chính phủ thì đối với các sản phẩm của doanh nghiệp chế xuất/ sản xuất thực phẩm đã đạt chứng nhận iso 22000  sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

  • Miễn thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất cho cơ sở chế biến/ sản xuất thực phẩm.
  • Không bắt buộc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ đối với cơ sở đã tự công bố hợp quy/ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

 

3. Có nên đằng ký ISO 22000, HACCP thay thế cho chứng nhận ATVSTP?

Dưới đây là những lợi ích mà chứng nhận ISO 22000, HACCP mang lại cho tổ chức, giúp bạn trả lời được câu hỏi trên:

  • Giấy chứng chỉ ISO 22000 và HACCP có giá trị quốc tế còn giấy ATVSTP chỉ có giá trị tại Việt Nam. Đây là lợi thế quan trọng giúp doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế;
  • Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng;
  • Nâng cao hiệu quả quản lý FSMS qua việc kiểm soát toàn diện mọi quy trình từ nguyên liệu đầu vào tới thành phẩm cuối cùng và cải tiến không ngừng.
  • Dễ dàng phát hiện các cơ hội cùng rủi ro về an toàn thực phẩm để có hành động phù hợp.
  • Tăng doanh thu, lợi nhuận do đảm bảo sản phẩm/ dịch vụ của mình là an toàn và chất lượng.
  • Hạn chế tình trạng khiếu nại, đổi trả hàng, thậm chí là kiện cáo từ khách hàng và các bên liên quan;
  • Tăng khả năng đấu thầu; trúng thầu;
  • Nâng cao hình ảnh thương hiệu, củng cố uy tín, niềm tin của khách hàng, đối tác và các bên liên quan đối với doanh nghiệp.

SHARE BÀI VIẾT

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment facebook

Bài viết liên quan

Công bố hợp chuẩn, hợp quy

1. Công bố hợp chuẩn, hợp quy là gì? Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa,